Lượt truy cập:

1.936.313

Thời gian:

23/11/2024

Viện Nghiên cứu năng động nhất, tạo ra những giải pháp khác biệt, bền vững và cần thiết cho cộng đồng

Chức năng và nhiệm vụ Phòng Công nghệ sinh học và Vắc xin thủy sản

1. Chức năng
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ sinh học và vắc xin thủy sản.

Tên giao dịch tiếng Anh: Division of Aquaculture Biotechnology and Vaccination. Viết tắt là: DBioVac. 

2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, chương trình, dự án khoa học về công nghệ sinh học và vắc xin thủy sản.
b) Chủ trì xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất trong lĩnh vực công nghệ sinh học và vắc xin thủy sản.
c) Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật về công nghệ sinh học và vắc xin thủy sản.
d) Tư vấn, dịch vụ, hợp tác sản xuất các loại vắc xin, chế phẩm sinh học và các loại sản phẩm công nghệ sinh học thủy sản.
đ) Thực hiện các nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng về công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản.
e) Nghiên cứu ứng dụng trong bệnh lý học, miễn dịch học và vắc xin trên động vật thủy sản.
f) Triển khai ứng dụng các công nghệ mới về sinh học phân tử, sinh tin học và sinh hóa trong và ngoài nước vào thực tiễn nuôi trồng thủy sản.
g) Nghiên cứu phát triển các phương pháp, quy trình kỹ thuật xét nghiệm; tạo ra các bộ chỉ thị phân tử, các kit dùng trong xét nghiệm, chẩn đoán bệnh và truy xuất nguồn gốc thủy sản.
h) Khảo nghiệm và kiểm nghiệm các sản phẩm vắc xin và chế phẩm sinh học trong lĩnh vực thủy sản. Thực hiện dịch vụ xét nghiệm sinh học phân tử.
i) Tập huấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ sinh học và vắc xin thủy sản;
j) Quản lý lao động, cơ sở vật chất của Phòng theo sự phân cấp của Viện.
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

Thông tin liên hệ:

Trưởng phòng: Nguyễn Thị Thanh Thùy
Di động: 0975 894 976
RIA3

Đối tác